Bất động sản công nghiệp vẫn “gánh team”; Hà Nội đặt chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở khoảng 5,84 triệu m2… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.
Bất động sản công nghiệp “ngược sóng”
Liên tiếp xuất hiện các dự án khu công nghiệp mới. Dường như đây vẫn là phân khúc “ngược sóng” khi mang lại nhiều kỳ vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp ngành này và khiến thị trường địa ốc nói chung bớt ảm đạm.
Đánh giá triển vọng của lĩnh vực bất động sản công nghiệp, nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sản xuất trên thế giới trong bối cảnh dòng vốn FDI trên quy mô quốc tế chưa hồi phục.
Theo BSC, dù tốc độ tăng trưởng vốn FDI đăng ký mới giảm mạnh trong 2 tháng cuối quý III/2022 (tháng 8/2022 giảm 48,3% và tháng 9/2022 giảm 35% theo năm), song mức vốn FDI thực hiện trong năm 2022 vẫn ở mức nền cao. Dẫu vậy, việc vốn FDI đăng ký mới giảm mạnh sẽ gây áp lực lên tăng trưởng FDI thực hiện vào năm sau 2023.
Ngoài ra, môi trường pháp lý dần hoàn thiện sẽ rút ngắn các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các dòng vốn đầu tư vào bất động sản công nghiệp, đặc biệt là dòng vốn ngoại. Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2022, một loạt văn bản liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này đã được thông qua như Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia thời kỳ 2021-2030, công văn 2514/CV-TCT năm 2022 về thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp kinh tế và đang hướng đến việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi.
Xem thông tin chi tiết tại đây
6 vấn đề lớn tác động đến thị trường bất động sản 2023
Thị trường bất động sản đang phát triển trong bối cảnh nền kinh tế và tình hình chính trị – xã hội có nhiều biến động. Dù vậy, có một số yếu tố cơ bản sẽ tiếp tục tạo thúc đẩy thị trường trong năm 2023.
Là lĩnh vực nhạy cảm với các yếu tố vĩ mô, thị trường địa ốc đang chịu những tác động gì từ bối cảnh hiện tại và năm tới? Reatimes lược ghi những chia sẻ của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia.
Năm 2022, tình hình kinh tế thế giới đi xuống, giảm 3% so với 2021. Trong đó có 10 chỉ số cho thấy xác suất xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu là 55 – 60%. Tuy nhiên, suy thoái xảy ra nhẹ, không nghiêm trọng như giai đoạn 2008 – 2009. Về cục bộ, suy thoái chỉ xảy ra tại một số khu vực như Mỹ, châu Âu, không phải xảy ra tràn lan trên cả thế giới.
Cụ thể, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm mạnh từ 6% năm 2021 xuống khoảng 3% năm 2022 và 2,2 – 2,7% năm 2023; nhiều nền kinh tế như Mỹ, châu Âu phải đối mặt với rủi ro suy thoái trong năm 2023.
Lạm phát trên thế giới cũng đã qua đỉnh nên ngân hàng các nước trên thế giới vẫn tiếp tục tăng lãi suất nhưng tần suất thưa hơn. Và việc tăng lãi suất có thể dừng lại trong quý I/2023. Như vậy, áp lực về lãi suất, tỷ giá chắc chắn sẽ đỡ hơn trong năm 2023.
Bên cạnh đó, chỉ số giá hàng hoá đã bắt đầu giảm từ tháng 7 vừa qua và vẫn đang trên đà giảm. Ví như giá dầu đã giảm 10% so với mức bình quân mọi năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ngành Xây dựng bước qua một năm phục hồi để phát triển nhanh chóng và ổn định
Ngành Xây dựng đánh giá năm 2022 là năm phục hồi nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Dự báo năm 2023, các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ chuyển từ thích ứng, phục hồi sang phát triển nhanh chóng và ổn định hơn.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 là một năm phục hồi, có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2026.
Về công tác chỉ đạo, điều hành, năm vừa qua, Chính phủ đã ban hành một số nghị quyết bao gồm: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành các nghị quyết trên, ngày 20/1/2022, Bộ Xây dựng đã ban hành Chương trình hành động kèm theo Quyết định số 28/QĐ-BXD để triển khai với 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và 80 nhiệm vụ cụ thể. Tiếp đó, ngày 25/4/2022, Nghị quyết số 19-NQ/BCSĐ cũng được ban hành về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của ngành Xây dựng năm 2022.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Các thương vụ M&A có đủ mạnh để “đảo chiều” thị trường bất động sản 2023?
Trên đà phát triển mạnh mẽ trong năm 2022, M&A sẽ tiếp tục “tăng nhiệt” trong năm 2023, là một trong những động lực giúp thị trường bất động sản có cơ hội phục hồi.
Năm 2022 là một năm thành công của hoạt động M&A khi liên tục ghi nhận các thượng vụ triệu đô đình đám. Điển hình có thể kể đến thương vụ bắt tay giữa Danh Khôi Group và Tập đoàn Tokyu Corporation tại dự án The Mekari với giá trị hợp đồng lên tới 1.000 tỷ đồng từ tháng 8/2022.
Trước đó, vào tháng 6/2022, Warburg Pincus (Mỹ) đã rót 250 triệu USD vào phân khu Tropicana – dự án Novaworld Hồ Tràm của Novaland. Đây được đánh giá nằm trong top 5 thương vụ giao dịch lớn nhất ngành bất động sản châu Á trong 6 tháng đầu năm 2022.
Cũng trong tháng 6, một thương vụ đình đám khác đã diễn ra giữa Công ty Cổ phần Công nghiệp Logistics KTG & Bousteak với Công ty Bousteak Projects (Singapore) ghi nhận con số thoả thuận lên tới 6,9 triệu USD.
Còn trong tháng 7, một trong những sự kiện gây chú ý nhất là việc CapitaLand Development mua lại một khu đất dự án phức hợp 8ha tại TP. Thủ Đức, với tổng giá trị phát triển ước tính khoảng 1 tỷ đô la Singapore (khoảng 716 triệu USD).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội đặt chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở khoảng 5,84 triệu m2
Nhằm chủ động kiểm soát công tác phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, gắn với chỉnh trang, tái thiết đô thị, tái định cư, phục vụ lợi ích công cộng, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định 5320/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP, Hà Nội.
Xem thông tin chi tiết tại đây