Những bất ngờ có thể xảy ra trên thị trường bất động sản 2023?; Vốn ngoại chảy mạnh là cơ hội hay nguy cơ của bất động sản?… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.
Những bất ngờ có thể xảy ra trên thị trường bất động sản 2023?
Giá bất động sản tiếp tục được điều chỉnh, thị trường địa ốc có thể vượt qua khó khăn hoặc tiếp tục trầm lắng, những chính sách bất động sản được điều chỉnh có thể tác động mạnh đến diễn biến của kênh đầu tư có giá trị vốn hoá… đều là kịch bản có thể xuất hiện trong bức tranh 2023.
Đến thời điểm hiện tại, một kịch bản chắc chắn về thị trường bất động 2023 vẫn chưa thể xuất hiện. Những chuyên gia trong lĩnh vực này và ngay cả các lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc đều đưa ra các bức tranh khác nhau về diễn biến của thị trường 2023 dựa trên sự xoay chuyển của nhiều yếu tố về kinh tế nói chung, chính sách pháp lý hay dòng vốn đổ vào…
Ở kịch bản tích cực, thị trường sẽ có thể khó khăn ở giai đoạn nửa đầu năm 2023 và dần dần đảo chiều trong giai đoạn nửa cuối năm. Thậm chí trước đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam còn dự báo, đến quý II/2023, thị trường đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cũng chung dự đoán về sự tốc độ vượt khó của bất động sản và khả năng đi vào quỹ đạo ổn định, dần tăng trưởng của thị trường địa ốc.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội phục hồi trong năm 2023
Sau một thời gian chịu ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình “hồi sinh” thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Phần đông các nước trên thế giới đã ghi nhận quá trình khôi phục gần với mức trước đại dịch, dẫu vậy hoạt động kinh doanh khách sạn tại khu vực Đông Nam Á mới đạt khoảng 70% công suất năm 2019.
Đến nay, thị trường khách sạn Việt Nam mới ghi nhận công suất phòng đạt hơn 60% so với cùng kì 2019. Tính đến tháng 11 năm 2022, Việt Nam mới chào đón 2,95 triệu lượt khách quốc tế. Với việc vắng bóng khách Trung Quốc do các quy định về các ly, thị trường Hàn Quốc đang dẫn đầu về lượng khách quốc tế đến Việt Nam; trong 11 tháng đầu năm 2022, thị trường này đã đạt gần 764.000 lượt khách và chiếm 26% tổng lượt khách quốc tế.
Bên cạnh đó, thị trường khách Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với 109.000 lượt khách tính từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2022. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 11 đã có 27.000 lượt khách Ấn Độ, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2019.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nới dòng vốn cho người vay mua nhà
Trong bối cảnh thị trường bất động sản “đóng băng”, nguồn vốn vay từ các ngân hàng siết lại nên không chỉ doanh nghiệp bất động sản lúng túng mà cả người có nhu cầu mua nhà để ở cũng khó khăn. Vậy, giải pháp tháo gỡ là gì?
Ngày 12/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1156 “về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế”, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có các biện pháp kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) xem xét, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.
Ngày 14/12/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Công điện số 1164 “về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở”. Thủ tướng chỉ đạo NHNN hướng dẫn các NHTM cho vay, giải ngân nhanh chóng đối với các doanh nghiệp (DN), dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tháo gỡ đấu thầu dự án nhà ở xã hội sao cho trúng?
Bên cạnh việc trình đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cũng đồng thời sửa Thông tư 09 nhằm tháo gỡ đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Chính phủ đang quan tâm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, tạo nguồn cung cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở vừa túi tiền. Vừa qua, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Tại Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 10/8/2022 kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng đề xuất nhiều giải pháp, gồm xây dựng đề án Xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 – 2030. Thủ tướng cũng chỉ đạo rà soát các khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, gồm quy định phải có quy hoạch chi tiết mới thực hiện đấu thầu.
Bộ Xây dựng hiện đã trình đề án Xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội để lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Bộ Xây dựng đồng thời cũng dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 09/2021/TT-BXD và tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vốn ngoại chảy mạnh là cơ hội hay nguy cơ của bất động sản?
Dòng vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản đang làm dấy lên những lo ngại về việc doanh nghiệp bất động sản trong nước có thể thua trên “sân nhà”. Tuy nhiên, theo chuyên gia, trong bối cảnh tín dụng bị siết chặt, dòng tiền từ khối ngoại có thể trở thành ‘đòn bẩy’ giúp khối nội vượt qua khó khăn.
Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến 20/12, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, trong đó bất động sản vẫn giữ vị trí “á quân” với hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Nhìn vào các con số thống kê có thể dễ nhận thấy vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam trong năm 2022 sụt giảm gần 11% so với năm 2022, tuy nhiên riêng dòng vốn rót vào lĩnh vực bất động sản lại tăng mạnh gần 1,85 tỷ USD, tương đương tăng hơn 70% so với năm 2021.
Việc vốn ngoại tăng mạnh rõ ràng cho thấy khối ngoại vẫn đang đặt niềm tin lớn vào bất động sản Việt Nam. Các phân khúc như bất động sản công nghiệp và hậu cần, khu đất phát triển, khách sạn và văn phòng đang là những sản phẩm được các nhà đầu tư quốc tế săn lùng.
Xem thông tin chi tiết tại đây