Tâm lý người mua bất động sản đầu năm 2023 có nhiều thay đổi; Đề xuất trích 10% tiền trúng đấu giá đất để phát triển nhà ở xã hội… là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.
Tâm lý người mua bất động sản đầu năm 2023 có nhiều thay đổi
Kênh thông tin dịch vụ bất động sản số 1 Việt Nam Batdongsan.com.vn vừa công bố báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản đầu năm 2023, với nhiều thông tin đáng chú ý, nhất là chỉ số tâm lý nhà đầu tư mặc dù giảm, nhưng 70% số người khảo sát cho rằng, giá bất động sản vẫn sẽ tăng cao và có ý định mua bất động sản trong năm nay.
Theo ông Lê Bảo Long, Giám đốc Chiến lược Batdongsan.com.vn, chỉ số tâm lý nhà đầu tư quan tâm tới thị trường bất động sản dựa trên 6 yếu tố: Mức độ hài lòng về thị trường, khả năng mua nhà, tình hình thị trường, lãi suất, chính sách của Chính phủ và giá bất động sản trong tương lai.
Theo đó, chỉ số tâm lý nhà đầu tư đầu năm 2023 là 36 điểm, giảm khá nhiều so với mức 47 và 40 điểm của nửa đầu và nửa cuối năm 2022. Trong đó, mức độ lạc quan của người mua/bán bất động sản sụt giảm mạnh nhất đối với lãi suất vay mua bất động sản (giảm 15 điểm). Nếu như nửa năm trước, 41% người tham gia khảo sát cho rằng, lãi suất ngân hàng đang ở mức hợp lý, thì hiện tại, chỉ còn 26% đồng tình với chính sách lãi suất, hầu hết đều đánh giá lãi suất đang ở mức cao.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản năm 2023: Cần chú trọng đầu tư phát huy giá trị đất đai
Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Ngọc, xu hướng đầu tư đi kèm hành động, tức là nhà đầu tư không chỉ mua đất rồi để đó mà sẽ phát triển bằng cách khai thác, vận hành cho mảnh đất sinh lời sẽ là hướng đi mới trong năm 2023.
Nhìn lại một năm đã qua, thị trường bất động sản Việt Nam tựa như một bản nhạc đa nhịp với chương đầu sôi động, chương giữa và chương sau trầm lắng.
Cụ thể, những tín hiệu khởi sắc trong giai đoạn đầu năm là minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường sau 2 năm gồng mình gánh chịu những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Đơn cử như trong quý I/2022, theo số liệu của Bộ Xây dựng, nhà ở xã hội có 98 dự án đang triển khai với 122.990 căn, số lượng dự án bằng khoảng 124% so với quý IV/2021 và bằng khoảng 136% so với cùng kỳ năm 2021; nhà ở công nhân có 18 dự án đang triển khai với 14.348 căn, số lượng dự án bằng khoảng 128% so với quý IV/2021…
Tuy nhiên, sức duy trì của “những con số đẹp” đã giảm dần trong 3 quý còn lại. Theo thông cáo 123/TC-BXD của Bộ Xây dựng về việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2022, nguồn cung nhà ở thương mại chưa được cải thiện, số lượng dự án được cấp phép mới chỉ bằng khoảng 42% so với cùng kỳ năm 2021.
Bước sang quý III và quý IV/2022, các nguồn vốn bao gồm nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu dành cho lĩnh vực bất động sản đều gặp khó khăn. Một số cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có sai phạm trong hoạt động huy động vốn, trái phiếu, cổ phiếu đã bị xử lý, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội phê duyệt 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt đồ án quy hoạch 3 phân khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên, tạo điều kiện để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Ngày 5/12/2022, UBND TP. Hà Nội đã ban hành các Quyết định số 4784/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh (ĐTVT) Phú Xuyên khu 1, tỷ lệ 1/2.000; Quyết định số 4786/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu ĐTVT Phú Xuyên khu 2, tỷ lệ 1/2.000; Quyết định số 4790/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu ĐTVT Phú Xuyên khu 3, tỷ lệ 1/2.000.
Được biết, ĐTVT Phú Xuyên được phê duyệt quy hoạch từ năm 2015 (theo Quyết định số 3996/QĐ-UBND) và Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Phú Xuyên (Khu 1, Khu 2, Khu 3) cũng đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt vào năm 2016. Đến nay, sau nhiều năm chờ đợi, 3 đồ án phân khu ĐTVT lần đầu tiên được công bố, là dấu mốc quan trọng để huyện Phú Xuyên, Thường Tín kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Chiều ngày 30/12, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã phối hợp với UBND các huyện Phú Xuyên, Thường Tín tổ chức hội nghị công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu thuộc ĐTVT Phú Xuyên. Theo thuyết minh của đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (đơn vị lập quy hoạch), quy mô và định hướng phát triển của 3 phân khu cụ thể như sau:
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy hoạch tổng thể quốc gia: Tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng đất
“Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất, tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng đất” theo yêu cầu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng ngày 5/1, tại kỳ họp bất thường thứ 2 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày tờ trình tóm tắt về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nêu các căn cứ và quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia; Thực trạng phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước giai đoạn vừa qua; Kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém chủ yếu, nguyên nhân.
Theo đó, quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển thời kỳ 2021 – 2030, Quy hoạch đã quán triệt và cụ thể hóa rõ hơn 5 quan điểm về tổ chức không gian phát triển:
Một là, không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng và khai thác lợi thế so sánh từng vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đề xuất trích 10% tiền trúng đấu giá đất để phát triển nhà ở xã hội
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất bổ sung quy định UBND cấp tỉnh trích 10% tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để phát triển nhà ở xã hội.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có đề xuất gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021 – 2030.
Theo HoREA, nếu chỉ trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn thì số tiền này không lớn, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Như vậy sẽ khó có thể dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kết nối giao thông của các dự án; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, nhất là Nhà nước không có đủ ngân sách để thực hiện đền bù, tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.
Xem thông tin chi tiết tại đây