Lễ hội Cổ Loa Đông Anh Hà Nội là một trong những lễ hội cổ được tổ chức từ những năm 208 – 179 TCN nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Thục Phán, người có công dựng lên nhà nước Âu Lạc di chuyển kinh đô từ Phong Châu về.
Lễ Hội Cổ Loa, Hà Nội được tổ chức từ ngày mùng 5, cho đến mùng 7 Tết Âm lịch. Chính Hội và lễ rước vào ngày mùng 6 Tết.
Tham gia lễ rước có kiệu của Bát xã Loa Thành cùng nhân dân và hàng vạn du khách thập phương. Ngoài đền thờ Vua An Dương Vương còn có khu di tích giếng ngọc và am thờ Công Chúa Mỵ Châu. Hiện trong am thờ có một tảng đá hình người bị chặt đầu, tương truyền sau khi Mỵ Châu chết thì thân hình hóa thành đá. Ngoài phần Lễ thì trong ngày Hội còn diễn ra nhiều hoạt độngvới trò chơi dân gian chọi gà, ném còn, đu tiên, cờ người, đấu vật, cờ tướng, bắn nỏ…
Từ đó đến nay, trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, Cổ Loa và làng Quậy vẫn thực hiện lời tiên đế để lại. Cùng với nghi thức tế lễ, nghênh rước kiệu của từng xã trong “bát xã” (Là lễ kiệu rước bài vị Vua An Dương Vương, được rước vòng quanh hồ Ngọc Tỉnh, về đền Thượng) lễ tế được tiến hành trong tiếng nhạc của phường bát âm. Sau đó, dân làng thay phiên nhau cầu nguyện để tổ tiên phù hộ cho bà con làm ăn thịnh vượng, an hưởng cảnh thái bình.
Lễ hội Thành Cổ Loa là lễ hội truyền thống lớn nhất của mảnh đất Đông Anh, đồng thời cũng là trải nghiệm hấp dẫn khách du lịch Hà Nội mỗi dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội là hội truyền thống được tổ chức tại đền Thượng (đền Cổ Loa) – nơi thờ vua Thục Phán và những người có công với nhân dân. Tương truyền rằng ngày 06/01 là ngày vua An Dương Vương nhập cung, ngày 09/01 là lễ khao quân nên người dân thành Cổ Loa đã lấy ngày mùng 06 làm chính hội để tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương. Đặc biệt, lễ hội đền Cổ Loa cũng được minh chứng tầm quan trọng với người dân Đông Anh qua câu nói vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay “Chết bỏ con bỏ cháu, sống không bỏ mùng 6 tháng giêng”.