Đây là một trong những ngôi đền của đạo giáo lâu đời nhất để thờ phụng thần biển. Bà là nữ thần biển chúc phúc cho ngư dân của Macau.
Bên cạnh một Macau náo nhiệt ban ngày và rực rỡ về đêm, vẫn có những điểm đến rất bình yên ở Macau để bạn tận hưởng những khoảnh khắc tĩnh tâm và yên bình. Đó là những ngôi đền cổ. Đền A-Ma nằm dưới chân đồi Penha, trên mỏm tây nam của bán đảo Macau, trông ra Quảng trường Barra và bờ biển. Ngôi đền có lịch sử hơn 500 năm, là ngôi đền cổ nhất trong số 3 ngôi đền của Macau (hai ngôi đền kia là Kun Iam và Lin Fong).
Đền A Ma là ngôi đền linh thiêng nhất Macau. Nó được xây dựng vào năm 1488 của nhà Minh (1368-1644) để tưởng nhớ Matsu, nữ thần biển thiêng liêng bảo vệ cho ngư dân của Macau. Đây là một trong những ngôi đền của đạo giáo lâu đời nhất để thờ phụng thần biển Matsu. Bà là nữ thần biển thiêng liêng, người chúc phúc cho ngư dân của Macau.
Ngôi đền này thờ nữ thần A-Ma. Theo truyền thuyết, A-Ma là một cô gái nghèo tìm đường đến Quảng Đông, bị những chủ thuyền giàu có từ chối giúp đỡ, nhưng lại được một ngư dân nghèo cho lên thuyền. Bất ngờ, một trận bão lớn nổi lên trên biển đã đánh chìm tất cả song con thuyền mang cô gái nghèo vẫn an toàn. Khi thuyền đến Macau cô gái biến mất. Người ngư dân may mắn kia đã xây ngôi đền để thờ phụng cô như một vị thần.
Ngôi đền này có 6 phần chính. Qua cổng, dạo bước trên con đường quanh co, du khách sẽ nhìn thấy tượng nữ thần A-Ma đứng trên đỉnh núi cao 170m ở đảo Coloane, quần thể rộng 7.000m² với những chi tiết phức tạp. Trong đền còn lưu giữ các tháp chuông, tháp trống, bàn thờ chạm đá hoa cương. Ngôi đền gồm có sảnh chính, sảnh đá, đại sảnh từ bi, và sảnh Kun Lam (nữ thần nhân từ, Avalokitesvara). Toàn bộ ngôi đền nằm trên triền dốc của quả đồi với những bậc thang dẫn đến các gian thờ. Trên bức tường dẫn từ đại sảnh từ bi tới sảnh Kun Lam, có nhiều bài thơ cổ được khắc vào mặt đá từ khi người ta xây dựng đền, các bài thơ được dùng tất cả các thể chữ khải, thảo, triện, lệ.
Tại đây, khách tham quan sẽ được “thưởng thức” những bài thơ khác nhau và dòng chữ khắc trên đá dọc theo vách đá. Hơn nữa, mỗi năm, vào những ngày sinh nhật của Matsu và năm mới, nhiều đệ tử nam nữ tụ tập ở đây. Họ đốt nhiều hương để tỏ lòng tôn kính và cầu nguyện sự may mắn đến với mình cũng như gia đình của họ. Mùi khói hương vương vấn, lời cầu nguyện viết trên giấy đỏ và đoàn người ra vào cúng bái tạo nên bầu không khí vô cùng tôn nghiêm.