Nhịp tiến nhanh của đất nước Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đã tạo nên nhiều thành tựu đáng tự hào và ấn tượng với bạn bè quốc tế. Nhật báo Cresus Algeria đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và đề xuất giải pháp phát triển hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi.
Với hơn 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển ấn tượng trong gần 40 năm vừa qua. Hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ, với tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024 là 62,5 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt con số 33,84 tỷ USD, tăng trưởng gần 15% so với cùng kỳ.
Nhật báo Algeria đưa tin, hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh việc tái cơ cấu lại nền nông nghiệp để gia tăng giá trị sản xuất, tập trung vào tính bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Một chương trình đặc biệt đã được triển khai – Chương trình ‘Mỗi xã một sản phẩm’ (OCOP), được Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và các Bộ, ban, ngành, địa phương cấp trung ương và địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước và cộng đồng dân cư xã hội đóng góp để phát triển sáng tạo.
Tác giả bài viết đánh giá cao đề xuất của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác Nam – Nam, lấy 4 trụ cột mà FAO đưa ra làm mục tiêu: tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; cải thiện chế độ dinh dưỡng; bảo vệ môi trường phát triển; tiếp tục tăng trưởng để không bỏ lại phía sau mỗi cá nhân. Những đóng góp này cho thấy Việt Nam rất thiện chí với mô hình phát triển để mỗi sản phẩm OCOP ở mỗi xã là một thương hiệu đặc trưng.
Nhật báo Algeria đề cập tới nỗ lực kêu gọi của Việt Nam với cộng đồng tài chính thế giới tăng cường hợp tác phát triển với các nước đang trong quá trình hoàn thiện như Việt Nam, những nước anh em có mối quan hệ hữu nghị cùng phát triển. Dẫn chứng đưa ra rằng những hoạt động của kinh tế các nước trong vùng châu Phi trong giai đoạn này rất thắt chặt và tăng đều.
Để triển khai hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, Việt Nam hy vọng nhận được nhiều hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, thể chế tài chính cũng như các đối tác song phương và đa phương. Một điểm đáng chú ý khi sản phẩm của Việt Nam đạt tiêu chuẩn vào các thị trường khó tính ở Trung Đông và một số nước châu Á.
Các sản phẩm Halal của Việt Nam, đặc biệt là các thương hiệu đã chứng minh được chất lượng tại các thị trường tiêu chuẩn thực phẩm Halal cao như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Malaysia và Indonesia. Tờ nhật báo cũng kỳ vọng các sản phẩm này sẽ sớm vượt qua các thách thức hiện hữu để xuất hiện rộng rãi hơn tại thị trường châu Phi.
Trong các hoạt động tăng hợp tác song phương và đa phương nhằm phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển toàn diện của mỗi dân tộc, Việt Nam được đánh giá với tiềm năng sẵn có, cần triển khai đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và các nước bạn bè ở châu Phi (Ethiopian Aırlines) để thực hiện sự phát triển mới về giao thông kết nối hai châu lục. Những tương tác kinh tế giữa Việt Nam và châu Phi vì thế cũng gia tăng.
Thời gian tới đây, quan hệ giữa Việt Nam và các nước anh em châu Phi dự kiến sẽ được nâng lên, phát huy cơ hội hợp tác từ nhân tố dân tộc; sự gắn bó thân thiết cả về chính trị và văn hóa. Chuyến thăm một số nước ở châu Phi sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (dự kiến vào cuối tháng 7/2025) sẽ tăng thêm cơ hội.
Giữa diễn biến các hình thái của thời tiết cực đoan; các sự kiện khó dự đoán, những nhận định, kỳ vọng bày tỏ của nhật báo Cresus cũng dành lời nhắn nhủ Việt Nam và bạn bè sẽ gác lại những chuyện quá khứ; tiến bước tương lai; vượt trên những mặc cảm tồn tại rất cần vượt qua từ vấn đề thực tiễn của thực tiễn; tạo động về thúc đầy thương nhân hai nước tiến triển.
Tác giả bài viết tin tưởng người dân Việt Nam và các nước châu Phi, những người đã cùng nhau đánh đổ thực dân, đế quốc sẽ luôn là bạn bè thân thiết và tin tưởng vào việc tiếp tục củng cố lòng tin chính trị, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao thường xuyên, đẩy mạnh đàm phán các hiệp định cơ bản nhằm nâng tầm hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi thời gian tới.